Trang chủ / Tin tức / Gạo lứt là gì? Cách phân biệt các loại gạo lứt chuẩn xác

Gạo lứt là gì? Cách phân biệt các loại gạo lứt chuẩn xác

10/07/2024 - 173 Lượt xem

Ngày nay gạo lứt được biết đến với công dụng giảm cân và tốt cho sức khỏe người dùng. Nếu bạn đọc chưa từng nghe tên gạo lứt là gì và biết đến loại gạo này hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của BossEU nhé.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp cám gạo vì thế hàm lượng dinh dưỡng sẽ cao hơn các loại gạo thường. Đặc biệt là các vitamin và khoáng chất quan trong với cơ thể.

Gạo lứt còn được nhiều người biết đến với các tên gọi như là gạo rằn, gạo lật.

gao-lut-la-gi

Theo thông tin của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), gạo lứt chứa lượng lớn các chất quan trọng, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và hàng loạt các nhóm vitamin như vitamin B1, B2, B3 và vitamin B6. Bên cạnh đó, nó còn chứa các axit béo như pantothenic (vitamin B5), para aminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic cùng với các nguyên tố vi lượng quý giá như canxi, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri.

>> Xem thêm: Giải đáp: Gạo để được bao lâu và cách bảo quản hiệu quả

Lợi ích của gạo lứt đối với người sử dụng

Theo công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, gạo lứt được xem là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều loại gạo khác. Dưới đây là một vài công dụng đặc biệt của gạo lứt.

Cải thiện sức khỏe và giảm lượng Cholesterol

Gạo lứt cung cấp lượng lớn chất xơ và chất chống oxy hóa rất cao, không chỉ làm bền thành mạch, cải thiện quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, gạo lứt có chứa hợp chất Lignans, Magie giúp giảm lượng cholesterol xấu có trong máu, phòng tránh xơ cứng động mạch, tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch.

Khả năng chống viêm tốt

Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa, giúp nâng cao khả năng chống viêm và giảm nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể bao gồm cả bệnh viêm khớp và hen suyễn.

Tăng sức đề kháng

Tác dụng của gạo lứt giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường nhờ vào lượng lớn vitamin B và các khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, magie, selen,…

Giảm cân hiệu quả

Với tác dụng này được xem như một vị cứu tình cho hội chị em phụ nữ, với hàm lượng chất xơ cao khoảng 158g gạo lứt thì có chứa đến 3.5g chất xơ và ít chất béo. Gạo lứt sẽ tạo ra cảm giác no nhanh chóng và lâu dài, hạn chế cảm giác thèm ăn. Chỉ cần kết hợp sử dụng gạo rằn cùng chế độ luyện tập, lối sống lành mạnh, phái đẹp sẽ giảm cân nhanh chóng và duy trì vóc dáng thon gọn.

Giúp xương chắc khỏe

Trong gạo lứt có chứa nhiều Magie, nguyên tố này giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, khi dùng gạo lứt quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể sẽ diễn ra thuận lợi từ đó giúp việc hấp thụ Canxi tốt hơn, ngăn ngừa những bệnh liên quan đến xương khớp.

Cách phân biệt các loại gạo lứt

Để phân biệt được các loại gạo lứt với nhau ngoài phân biệt về màu sắc thì dưới đây là những đặc điểm mà bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại gạo với nhau.

cac-loai-gao-lut

Gạo lứt trắng và gạo trắng

Đặc điểm Gạo lứt trắng Gạo trắng
Quá trình xay xát Chỉ bỏ vỏ ngoài, giữ nguyên lớp cám và mầm Loại bỏ vỏ trấu, phần cám và mầm
Calo 82 68
Chất xơ 1.1g (Cao hơn gạo trắng từ 1 – 3g) 0.2g
Selenium Nhiều hơn Ít Hơn
Mangan Dồi dào Bị thiếu hụt

Gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng

Đặc điểm Gạo lứt đỏ Gạo huyết rồng
Màu sắc Vỏ ngoài màu đỏ nâu, ruột trắng Vỏ và ruột đều có màu đỏ
Cơm Khá dẻo Thơm và béo ngậy, càng nhai càng ngọt
Chỉ số đường huyết Trung bình, không gây tăng đường Khá cao, không phù hợp với người tiểu đường

Gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Đặc điểm Gạo lứt đỏ Gạo lứt đen
Màu sắc Vỏ ngoài đỏ, ruột trắng Vỏ ngoài đen bóng, ruột trắng

Nấu chín có màu tím

Hàm lượng dinh dưỡng Chứa nhiều sắt và chất chống oxy hóa Chứa nhiều chất đạm, có sắt và chất chống oxy nhưng không cao bằng gạo lứt đỏ
Hương vị Muốn có độ mềm dẻo như mong muốn phải ngâm gạo từ 12 – 24 tiếng. Cơm mềm dẻo, hương vị thơm ngon, ngọt tự nhiên, không cần ngâm nước trước khi nấu.

Một số món từ gạo lứt

Sữa gạo lứt

Sử dụng gạo lứt làm sữa gạo giúp bổ sung dinh dưỡng, cách nấu rất đơn giản nhanh chóng mà bạn có thể dễ dàng nấu tại nhà. Hoặc bạn có thể tìm thấy các loại sữa gạo lứt tại các cửa hàng, siêu thị.

Cơm trộn

com-tron

Dùng gạo lứt để làm cơm trộn không chỉ giúp đổi khẩu vị, đỡ ngán mà dùng gạo lứt còn sẽ giúp bạn giữ được vóc dáng thon gọn và không dễ tăng cân khi dùng nhiều tinh bột.

Bánh chưng làm từ gạo lứt

Một món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam vào ngày tết, vậy nên nếu muốn cho món bánh này có chút hương vị đặc biệt và không muốn phải lo lắng đến vấn đề cân nặng thì bạn cũng có thể thế nếp bằng gạo lứt nhé.

Kimbap gạo lứt

Gạo lứt cũng được sử dụng như các loại gạo thông thường nên nhiều người đã lựa chọn gạo lứt để làm món kimbap có thêm hương vị hấp dẫn và bổ dưỡng.

Bún gạo lứt

bun-gao-lut

Gạo lứt còn được chế biến thành bún, người tiêu dùng có thể chọn bún gạo lứt để bổ sung hàm lượng các chất cần thiết cao hơn bún tươi thông thường.

Bánh gạo lứt

Bánh gạo lứt được xem là một món ăn quen thuộc với người giảm cân, muốn giữ vóc dáng hay dân văn phòng thích ăn vặt. Bánh không chỉ có nhiều calo mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bánh tráng làm từ gạo lứt

Bánh tráng gạo lứt có màu đẹp mắt và hương vị thơm ngọt được sử dụng đơn giản như bánh tráng thông thường.

Cháo

Cũng như các loại gạo khác, gạo lứt cũng được dùng để nấu ra các món cháo thơm ngon, hấp dẫn. Bạn có thể thử cháo gạo lứt hạt sen sò điệp tốt cho sức khỏe để tẩm bổ cho gia đình.

Salad cơm gạo lứt

Kết hợp gạo lật cùng các loại rau củ quả yêu thích, bạn đã có một loại salad đơn giản, dễ làm, cung cấp đủ chất mà vẫn có thể ăn kiêng.

Cách nấu cơm gạo lứt

Nấu cơm gạo lứt cũng rất đơn giản không khác so với nấu cơm thông thường là mấy. Bao gồm các bước như:

Bước 1: Vo gạo lứt trong nước sạch để loại bỏ trấu và sạn, ngâm vào nước ấm trong khoảng 30 – 60 phút để gạo nở đều và mềm dẻo hơn sau khi nấu chín

Bước 2: Cho gạo vào nồi nước với tỷ lệ 1:2.

Lưu ý, lượng nước cần thêm vào nồi phụ thuộc vào lượng gạo sau khi đã ngâm nước, không nên cho quá nhiều nước khi nấu vì sẽ khiến cơm trở nên nhão và khó ăn

Bước 3: Dùng nồi cơm điện để nấu gạo lứt cũng như các loại gạo khác. Cắm nồi cơm điện rồi bật chế độ nấu, sau khi cơm đã chín sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm, bạn có thể ủ thêm 10-15 phút nữa để cơm nở mềm và đều hơn.

Bước 4: Cho cơm ra chén và thường thức cùng các món ngon bạn đã chuẩn bị

>> Xem thêm: Gạo tấm là gì? Các loại gạo tấm phổ biến trên thị trường

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Hàm lượng calo trong gạo lứt?

Trong 100g cơm gạo lứt đỏ sẽ có 111 calo và 100g lứt đen sẽ cung cấp cho cơ thể 124 calo. Với lượng calo thấp mà vẫn cung cấp nhiều các dưỡng chất, không còn nghi ngờ gì đây chính là loại nguyên liệu phù hợp nhất cho việc giảm cân.

Có nên ăn gạo lứt thường xuyên không?

Mặc dù ăn gạo lứt có nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên cũng không nên dùng gạo lứt quá nhiều, bạn chỉ nên dùng khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để tránh phản ứng ngược. Cũng nên lưu ý nhai thật kỹ để không gặp phải tình trạng khó tiêu.

Những đối tượng nào không nên ăn gạo lứt?

Gạo lứt dường như phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả bệnh nhân tiểu đường hay bệnh tim mạch, tuy nhiên với những ai gặp các bệnh lý sau thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống:

  • Nhóm người bị tiêu hóa kém, đã từng thực hiện phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Nhóm người có khả năng miễn dịch kém.
  • Nhóm người đang mắc bệnh thận.

Tổng kết

Bài viết trên đây BossEU đã cho bạn câu trả lời về câu hỏi gạo lứt là gì, các loại gạo lứt giảm cân tốt trên thị trường hiện nay. Để biết thêm nhiều kiến thức, mẹo hay trong nhà bếp mời bạn ghé đọc mục tin tức. Chúng tôi mong rằng bài viết trên mang đến cho bạn những kiến thức thật bổ ích.



0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng