Trang chủ / Tin tức / Gạo tấm là gì? Các loại gạo tấm phổ biến trên thị trường

Gạo tấm là gì? Các loại gạo tấm phổ biến trên thị trường

11/07/2024 - 143 Lượt xem

Cơm tấm là món ăn yêu thích của nhiều người vào buổi sáng và tối, tuy nhiên không ít người vẫn chưa hiểu được định nghĩa gạo tấm là gì. Gạo tấm có mấy loại,… Trong bài chia sẻ dưới đây BossEU sẽ thông tin chi tiết cho những ai chưa biết nhé.

Gạo tấm là gì?

Gạo tấm là những hạt gạo bị vỡ khi vận chuyển hoặc phơi khô, say sàng. Gạo tấm tuy không đều hạt nhưng vẫn mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào bởi phôi và cám gạo vẫn còn được giữ nguyên.

gao-tam-la-gi

Trong quá trình xay sàng, phần đầu của hạt gạo là hạt tấm vô tình bị phá vỡ bởi máy xay khi tách vỏ trấu. Khi chưa có máy phân loại tự động, người nông dân sẽ dùng sàng thủ công để tách gạo nguyên hạt và gạo tấm ra riêng.

Ngoài Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á cũng tiêu thụ gạo tấm với nhiều mục đích khác nhau như làm món ăn, chăn nuôi, chế biến thành bột dùng trong giặt giũ và nấu nướng hay công nghiệp da và mỹ phẩm.

Không chỉ dễ ăn, dễ nấu, hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, hạt gạo tấm lại còn có giá thành rất rẻ. Đó có lẽ là lời giải cho câu hỏi tại sao cơm tấm dù chỉ là một món bình dân nhưng lại chiều lòng và trở thành món ăn yêu thích của mọi tầng lớp trong xã hội.

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại gạo ngon nhất Việt Nam được nhiều tin dùng

Đặc điểm của gạo tấm

Đặc điểm của loại gạo này là hạt có màu trắng đục khi nấu xong cơm sẽ ráo, mềm, xốp,  ngọt cơm và đặc biệt cơm vẫn ngon khi để nguội. Để hạt gạo tấm được chín đều khi nấu, bạn cần ngâm gạo trước 30 phút để hạt gạo hình thành những vết nứt rồi vớt ra để ráo.

Nước để nấu cơm phải là nước sôi mới cho gạo vào và bắt đầu khuấy đều, khi nước gần cạn chỉ cần hạ lửa nhỏ rồi xới cơm lần nữa là được.

Giá trị dinh dưỡng của gạo tấm

Gạo tấm có chứa phần phôi của hạt lúa là tấm nên hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ cao hơn với các loại gạo khác. Cụ thể:

gia-tri-dinh-duong-gao-tam

Năng lượng: 1,527 kJ (365 kcal)

Carbohydrate: 79g

Đường: 0,12g

Chất xơ thực phẩm: 1,3g

Chất béo: 0,66g

Protein: 7,13g

Nước: 11,62g

Thiamin (Vitamin B1): 0,07mg (5%)

Riboflavin (Vitamin B2): 0,049mg (3%)

Niacin (Vitamin B3): 1,6mg (11%)

Axit pantothenic (Vitamin B5): 1,014mg (20%)

Vitamin B6: 0.164mg (13%)

Axit folic (Vitamin B9): 8 μg (2%)

Canxi: 28mg (3%)

Sắt: 0,8mg (6%)

Magie: 25mg (7%)

Mangan: 1,088mg (54%)

Phốt pho: 115mg (16%)

Kali: 115mg (2%)

Kẽm: 1,09mg (11%)

Giá trị sử dụng của gạo tấm

Trong đời sống

Do kích thước khá nhỏ nên gạo tấm sau khi nấu lên thường sẽ mềm hơn hạt gạo thông thường, thời gian nấu nhanh hơn, gia vị được thấm dễ dàng hơn. Chính vì thế mà nó thường được ưu tiên dùng để nấu cháo, phù hợp cho người cao tuổi hay trẻ nhỏ đang tập ăn.

Ngoài ra, gạo tấm thường có mức giá tương đối rẻ hơn so với các loại gạo khác, chính vì thế mà được nhiều gia đình có thu nhập thấp lựa chọn cho bữa ăn của mình.

Trong công nghiệp

Gạo tấm bên cạnh được sử dụng trong việc ủ bia hay làm thức ăn cho thú nuôi và hải sản. Không chỉ thế, loại gạo này còn được dùng như một loại bột để giặt giũ, ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm dưỡng da.

Các loại gạo tấm có trên thị trường hiện nay

Trên thị trường gạo hiện nay có bán 2 loại gạo tấm cơ bản là gạo tấm thơm và gạo tấm nở. Đặc điểm của 2 loại này sẽ như sau:

Đặc điểm Gạo tấm thơm Gạo tấm nở
Kích thước Nhỏ To hơn
Màu sắc Trắng đục Màu trắng tự nhiên
Cơm khi nấu ra Có độ dính khi nấu, có mùi thơm hấp dẫn Cơm khô và nở nhiều

Gạo tấm Tài Nguyên: Hạt gạo 

cac-loai-gao-tam

Được hầu hết những quán cơm tấm trứ danh chọn lựa, tấm tài nguyên được trồng từ lúa Tài Nguyên tại các vùng thuộc tỉnh Long An. Vừa ngon vừa quý, mỗi năm tấm tài nguyên chỉ thu hoạch được 1 vụ mỗi năm sau 6 tháng gieo trồng. Tấm tài nguyên được yêu thích bởi hương thơm tự nhiên, nở bung và mềm xốp rất dễ ăn.

Gạo tấm Đài Loan: Đặc tính là dẻo, dễ nấu cho cơm thơm mềm, có hương thơm tự nhiên phù hợp với quán cơm tấm gia đình, quán cháo dinh dưỡng.

Gạo tấm Sa mơ: Hạt gạo gãy nhiều, lớn, nát và không được đều hạt tuy nhiên cơm vẫn có độ xốp, nở và vị ngọt ổn định phù hợp với người thích ăn cơm xốp nở.

Gạo tấm Sơ ri: Khi nấu chín cơm từ gạo này có vị ngọt đậm, dẻo và hơi dính. Với đặc tính chịu được nước nên gạo này cho cơm khô, nở, tơi và rời phù hợp để chế biến các món cơm chiên.

Gạo tấm 504 cũ: Có dạng bầu, đặc tính khô, nở và xốp phù hợp với người chuộng cơm khô. Cơm từ gạo này rất bắt vị với các món cá, thịt kho.

>> Xem thêm: Gạo lứt là gì? Cách phân biệt các loại gạo lứt chuẩn xác

Những món ngon từ gạo tấm

Gạo tấm được xem là nguyên liệu “chủ chốt” tạo nên linh hồn của một số món ăn, chẳng hạn như:

  • Cơm tấm sườn bì chả: Là món ăn vô cùng quen thuộc với người dân miền Nam hay đặc biệt là người Sài Gòn với hương vị hấp dẫn, thơm ngon. Dĩa cơm bao gồm sườn, bì chả đi kèm với một ít nước mắm ngon được pha kẹo kẹo.
  • Cơm tấm Long Xuyên: Cơm tấm Long Xuyên sẽ có hương thơm của lá dứa, được ăn kèm với sườn nướng, trứng vịt kho cùng nước mắm được pha mằn mặn cay cay.
  • Cơm tấm sườn trứng: Những đĩa cơm sườn trứng thường sẽ được đi kèm với chút đồ chua, mỡ hành cùng với nước mắm có vị chua ngọt.

Ngoài cơm tấm Việt Nam thì gạo tấm còn được dùng để làm nhiều món ngon khác trên thế giới như là: Thieboudienne (Tây Phi), Upma (Ấn Độ),…

Tổng kết

Qua bài viết này đã giải đáp đến bạn đọc gạo tấm là gì và những loại gạo tấm phổ biến hiện nay trên thị trường. Gia đình bạn có thể lựa chọn gạo tấm để thay đổi và làm ra những món thay đổi bữa ăn. 

Chúc các bạn thành công!



0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng