Gỗ công nghiệp MDF là gì? thành phần và công dụng của loại gỗ này như thế nào. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng BossEU.
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard (có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình).
Ván gỗ công nghiệp MDF có thành phần thông thường gồm 75% gỗ, 6% – 10% nước, 11% – 14% keo UF (Urea Formaldehyde) và 1% các chất phụ gia khác (chất làm cứng, parafin,…). Để đảm bảo độ bền cho ván mdf khi sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao, các chất như nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) hoặc nhựa Melamine sẽ được thêm vào keo khi kết dính sản phẩm.
Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1200x2400mm; với nhiều độ dày gỗ MDF khác nhau: từ 2.3mm đến 25mm; tùy vào mục đích sử dụng
Thông thường thì các sợi gỗ hoặc bột gỗ dùng để chế biến gỗ ép mdf đều được lấy từ các loại gỗ mềm. Nhưng, tùy theo nhu cầu và mục đích của nhà sản xuất mà một vài thành phần gỗ cứng sẽ được thêm vào để cho ra thành phẩm gỗ theo mong muốn.
Các sản phẩm ván ép MDF thường sẽ có màu vàng, nâu đặc trưng của gỗ. Ván có khả năng chống cháy thường sẽ có màu đỏ. Ván có khả năng chống ẩm thường sẽ có màu xanh. Tuy nhiên, xin hãy lưu ý rằng các màu sắc này chỉ là chất chỉ thị màu giúp người sử dụng có thể phân biệt các loại ván với nhau chứ không quyết định hoàn toàn khả năng chống cháy hay chống ẩm của ván. Ván gỗ mdf có tỷ trọng trung bình dao động trong khoảng 680-840 kg/m3 và độ dày thông dụng là: 3mm, 5mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25mm.
Các kích thước ván MDF phổ biến gồm có:
>> Xem thêm: Gỗ HDF là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này
Ván gỗ MDF mới ra đời nhưng được nhiều người dùng quan tâm và lựa chọn sử dụng.
Nhà máy đầu tiên sản xuất ra ván MDF được xây dựng ở thành phố New York – Mỹ vào năm 1964. Sau đó, nó phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ liên tục từ năm 1990 đến ngày hôm nay. Nếu tính đến năm 1970 thì trên thế giới chỉ có 3 nhà máy sản xuất ván gỗ dán mdf, tập trung hoàn toàn ở Mỹ với công suất dao động từ 39.000m3 đến 133.000m3 trong một năm. Thế nhưng, chỉ mới đến năm 2000, số lượng nhà máy sản xuất nhảy vọt lên con số 291 nhà máy với công suất lớn nhất lên đến 340.000m3 trong một năm.
Ngày nay, nhu cầu thị trường ngày càng lớn, các nước công nghiệp tăng tốc và đẩy nhanh tiến trình xây dựng các nhà máy sản xuất gỗ MDF với sản lượng bình quân lên đến 15,5%.
Nếu như trong năm 1996 toàn thế giới chỉ sản xuất được 17,53 triệu m3 ván mdf thì đến năm 2001 toàn thế giới đã đạt đến 29,056 triệu m3. Đây thật sự là một bước tiến nhảy vọt xuất sắc cho ngành công nghiệp này.
Mỗi sản phẩm ván ép gỗ MDF đều sẽ có những đặc tính khác nhau, phụ thuộc hoàn toàn vào những loại chất kết dính được sử dụng trong lúc chế tạo. Hiện nay trên thị trường có các loại gỗ MDF như:
Gỗ MDF loại thường sử dụng các sợi gỗ nhỏ thu thập từ những loại gỗ thường, sau đó dùng keo UF (Urea Formaldehyde) để kết dính các sợi gỗ lại với nhau, tạo nên các cốt ván MDF để sử dụng.
Gỗ MDF loại chống ẩm là loại gỗ thường được sử dụng các chất kết dính như nhựa phenolic, PMDI hay keo MUF thay cho keo UF thông thường. Các nhà sản xuất thường sẽ cho thêm chất chỉ thị màu xanh vào gỗ khi chế biến để có thể phân biệt với loại gỗ MDF thông thường.
Trên thị trường, giá MDF chống ẩm loại tốt sẽ cao hơn so với loại thông thường.
Gỗ MDF loại chống cháy có khả năng chống cháy nhờ gồm các chất phụ gia như xi măng, thạch cao được cho vào khi chế biến.
Thực tế là, ván gỗ MDF vẫn là gỗ, nên khi tiếp xúc với lửa hoặc nguồn nhiệt cao trong thời gian dài vẫn sẽ bắt cháy. Tuy nhiên, các chất phụ gia được thêm vào sẽ giúp ván ép gỗ MDF có thời gian bắt lửa chậm hơn. Và khi cháy không tạo nên lửa lớn.
Gỗ MDF sở hữu những ưu điểm được nhiều người lựa chọn như:
Bề mặt sản phẩm phẳng mịn và lớn hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nên giúp việc thi công nội thất trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Có thể kết hợp dễ dàng với nhiều loại gỗ khác như: gỗ MDF phủ Acrylic, Melamine, Laminate, Veneer,… giúp nâng cao tính thẩm mỹ và phù hợp với mọi không gian nội thất.
Sản phẩm không gặp tình trạng biến dạng, cong vênh dù sử dụng trong một thời gian dài.
Giá thành cho các sản phẩm từ ván gỗ ép MDF cũng rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nhưng chất lượng và tính thẩm mỹ vẫn đảm bảo 100%.
Chính vì những ưu điểm tuyệt vời kể trên nền ván gỗ công nghiệp MDF được sử dụng vô cùng phổ biến trong công nghiệp sản xuất đồ nội thất.
Ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của gỗ mdf có thể kể đến như:
Khả năng chịu nước kém.
Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên.
Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
Độc hại với người sử dụng.
Tuy nhiên, gỗ ván MDF vẫn có một số nhược điểm không thể khắc phục như: dễ bị mẻ cạnh vì có độ cứng thấp, không chạm khắc được họa tiết như gỗ tự nhiên, khả năng chống ẩm mốc không cao.
Ván gỗ MDF được tạo ra với hai quy trình cơ bản là quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi cách làm đều cho ra những tấm gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ khác nhau. Sau đây là chi tiết quy trình sản xuất MDF sau khi gỗ được thu hoạch và đưa về nhà máy sơ chế thành bột gỗ và đưa vào chế biến.
Quy trình khô
Bước 1: Bột gỗ + chất phụ gia + keo trong máy trộn sấy = bột sợi.
Bước 2: Bột sợi rải đều trên mặt phẳng, cào thành 2-3 tầng tùy từng kích thước mong muốn.
Bước 3: Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt.
Ép lần 1: Ép sơ bộ để nén lại.
Ép lần 2: Tất cả các tầng được ép chặt lại với nhau.
Bước ép rất quan trọng đòi hỏi kỹ thuật viên phải điều chỉnh lực nén và nhiệt độ một cách từ từ theo độ dày và cấu tạo của ván để triệt tiêu hoàn toàn lượng nước, tránh tình trạng ẩm mốc về sau này.
Bước 4: Cắt ván và bo viền.
Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Quy trình ướt
Bước 1: Bột gỗ sau khi nghiền nát được tưới nước để làm ước, để một lúc cho vón thành dạng vảy.
Bước 2: Các vảy gỗ được rải đều lên mâm ép và ép sơ bộ một lần để tạo độ dày tiêu chuẩn (ván sơ).
Bước 3: Cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt lại và từ từ rút nước ra.
Bước 4: Cắt ván và bo viền.
Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
>> Xem thêm: Một số yếu tố bố trí bếp cho căn hộ chung cư hợp phong thuỷ
Qua bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ công nghiệp MDF và ứng dụng của loại gỗ này trong sản xuất công nghiệp. Để biết thêm nhiều thông tin về các mẹo hay mời bạn đọc phần tin tức của BossEU.