Trang chủ / Tin tức / Mách bạn cách bố trí các ngăn tủ bếp khoa học, tiện nghi

Mách bạn cách bố trí các ngăn tủ bếp khoa học, tiện nghi

17/05/2024 - 183 Lượt xem

Khi thiết kế căn bếp việc bố trí các ngăn tủ bếp đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sự tiện nghi và tối ưu không gian cho người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bố trí các ngăn tủ bếp như thế nào cho hợp lý và khoa học. Trong bài viết này BossEU sẽ bật mí đến bạn cách bố trí các ngăn của tủ bếp tối ưu nhất, cùng theo dõi nhé.

Phụ kiện tủ bếp là gì?

Phụ kiện tủ bếp là những vật dụng, linh kiện và những thiết bị công nghệ được sử dụng vừa trang trí vừa tăng tính tiện ích cho tủ bếp đồng thời giúp tối ưu không gian bếp hiệu quả hơn. Chúng bao gồm các loại giá đỡ, kệ đựng chén, kệ cho thực phẩm, kệ đồ gia dụng, khay, thùng rác, các thiết bị điện tử nhằm hỗ trợ cho người sử dụng khi vào bếp.

phu-kien-tu-bep

Những phụ kiện này không chỉ giúp phần tạo nên công năng hiệu quả cho việc sử dụng, giúp quá trình nấu nướng trở nên tiện lợi mà còn tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ hiện đại cho gian bếp trong nhà.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn phụ kiện phù hợp với gia đình hoặc cá nhân người dùng. Những phụ kiện đi kèm nên phù hợp với không gian để tạo ra công năng giúp ích nhiều hơn cho người nội trợ.

>> Xem thêm: Tổng hợp kích thước tủ bếp tiêu chuẩn cho căn bếp hiện đại

Cách bố trí các ngăn tủ bếp khoa học

cach-sap-xep-ngan-tu-bep

Phân chia khu vực và cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lý

Một tủ bếp cơ bản chia thành 5 khu vực: ngăn chứa thực phẩm, cất giữ đồ dùng nhà bếp, khu vực bồn rửa, nơi sơ chế thực phẩm và khu vực bếp nấu.

Với mỗi khu vực chức năng sẽ có cách bố trí ngăn tủ bếp phù hợp, giúp cải thiện tốc độ nấu nướng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ, sự gọn gàng trong việc sắp xếp đồ dùng nhà bếp, thiết bị nấu nướng,…

Ngăn lưu trữ thực phẩm

Ngăn lưu trữ thực phẩm chia thành 2 dạng là thực phẩm bảo quản lạnh và thực phẩm khô. Vì vậy, khu vực lưu trữ của tủ bếp cũng được ngăn thành 2 chỗ chứa tủ lạnh và đồ khô. Đối với tủ lạnh, bạn có thể dễ dàng chọn mua kiểu dáng tủ 1 cánh hoặc tủ 2 cánh, tủ lạnh side by side phù hợp với tài chính và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình.

Ngoài ra, các tủ khô bạn cũng có thể chọn mẫu cánh tủ mở hoặc cánh rút tuỳ thuộc vào sở thích. Tuy nhiên, kiểu tủ dạng cửa mở sẽ giúp nới rộng khu vực lưu trữ hơn với kích 4 khay đựng đồ được thiết kế bên trong tủ bếp và thêm 5 ngăn chứa đồ ở mặt sau cánh tủ.

Đối với kiểu dáng cánh rút hoặc cánh trượt sẽ là một sự lựa chọn mới của tủ đồ khô. Nó mang đến nét hiện đại, sang trọng khi những chiếc kệ lưu trữ đồ được thiết kế bên trong tủ bằng ray trượt và gắn liền với bề mặt cánh tủ. Chất liệu kệ tủ thường được làm bằng inox và số ô kệ sẽ tùy thuộc vào chiều cao tủ.

Ngăn cất giữ đồ dùng nhà bếp

Đây luôn là ngăn tủ bếp khiến hầu hết các mẹ nội trợ phải đau đầu khi có quá nhiều thứ cần thiết cho việc nấu nướng, cũng như việc sắp xếp các bộ chén dĩa, ly tách, xoong nào sao cho gọn gàng mà vẫn phải dễ dàng khi lấy chúng ra sử dụng.

ngan-chua-do-nha-bep

Để điều này trở nên đơn giản hơn, bạn cần bố trí ngăn tủ phía dưới với cách ngăn ô kệ lớn hoặc không ngăn ô kệ để cất giữ những chiếc nồi sử dụng cho nấu ăn thường ngày, còn những bộ nồi hay chén bát ít khi dùng đến thì hãy sắp xếp chúng ở các ngăn tủ bếp trên một cách gọn gàng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phụ kiện tủ bếp với những mẫu mã kiểu dáng khác nhau như kệ inox gắn tủ bếp cố định, giá đựng bát đĩa nâng hạ thông minh,… Chúng tôi khuyên bạn hãy sắp xếp chúng ở khu vực phía trên bồn rửa để thuận tiện cho việc úp chén khô ráo nhanh chóng.

Còn đối với các bộ dụng cụ dao kéo, vá, muỗng nĩa,…thì bạn có thể cất giữ chúng ở bên trong ngăn kéo tủ được bố trí gần khu vực ngăn soạn thức ăn và bếp nấu, hoặc sắm các phụ kiện ống đựng dao kéo, gắn các kệ treo tường nhỏ gọn để sắp xếp chúng gọn gàng.

Ngăn rửa đồ

Khu vực bồn rửa sẽ được thiết kế 2 chậu làm bằng chất liệu nhôm, inox cao cấp hoặc đá. Bên trong tủ dưới thường tích hợp thêm thùng rác hoặc ngăn chứa chất tẩy rửa đa năng. Bạn hãy lựa chọn phụ kiện thùng rác gắn tủ bếp thông minh hay ray trượt chứa đồ để tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp và việc sử dụng trở nên tiện nghi hơn.

Bạn cần thường xuyên vệ sinh lau chùi, dọn dẹp khu vực này cần được gọn gàng đảm bảo vệ sinh an toàn, hạn chế vi khuẩn sinh sôi.

Ngăn soạn thức ăn, sơ chế thực phẩm

Ngăn này bạn có thể hiểu đơn giản chín là khu vực sơ chế thực phẩm trước khi nấu. Để tăng độ tiện nghi cho khu vực này, ở tủ bếp dưới thường đặt các kệ gia vị có thiết kế 2 tầng. 

ngan-so-che-do-an

Cách bố trí đồ đạc trong chiếc kệ này có thể linh hoạt theo thói quen của gia chủ, nhưng thông thường gia vị sẽ đặt ở kệ trên cùng để tránh hơi ẩm ở dưới đất làm hư hỏng và tầng dưới sẽ dùng để cất giữ máy móc, thiết bị hỗ trợ cho việc cắt thái.

Ngăn bếp nấu nướng

Khu vực nấu ăn cần được trang bị đầy đủ ánh sáng, bên trong ngăn nấu ở phía dưới là nơi để bình gas hoặc bộ phận của bếp điện từ. Phía trên sẽ được lắp mát hút mùi hiện đại giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi thức ăn quanh quẩn trong nhà gây cảm giác khó chịu

Chúng khuyên bạn nên thiết kế chiếc cửa sổ nhỏ ở khu vực bếp nấu để tối ưu việc thoát mùi, đem lại không gian thoáng đãng, dễ chịu cho ngôi nhà.

Ngoài ra, lò vi sóng, lò nướng, máy rửa chén,…cũng sẽ được bố trí ở gần ngăn bếp nấu hoặc ở các khu vực khác. Tùy vào diện tích và cách bố trí điện phòng bếp, các chuyên gia thiết kế sẽ linh hoạt trong cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lý để mang lại sự tiện nghi cho gia chủ, đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.

Một số mẫu tủ bếp bố trí khoa học

Tuỳ vào mỗi kiểu dáng và kích thước tủ bếp khác nhau sẽ có cách bố trí các ngăn tủ bếp linh hoạt. Cùng tham khảo một số mẫu tủ bếp:

Mẫu tủ bếp chữ i/bếp thẳng

Đối với tủ bếp chữ i thì cách bố trí ngăn tủ bếp sẽ khó khăn hơn vì các khu vực chức năng sẽ được sắp xếp theo đường thẳng. Nhưng với  các nguyên tắc cơ bản, các chuyên gia thiết kế thường phân chia theo thứ tự từ trái qua với khu vực bếp nấu, bàn sơ chế và bồn rửa.

bep-chu-i

Việc tách bạch bồn rửa và bếp nấu sẽ giúp cho gia chủ an toàn hơn khi sử dụng bếp, tránh để hiện tượng nước văng qua bếp nấu đụng với ổ điện sẽ rất nguy hiểm.

Mẫu tủ bếp hình chữ L 

Đối với tủ bếp chữ L thì việc ngăn các khu vực sẽ dễ dàng hơn. Dựa vào nguyên tắc tam giác, thông thường ngăn bếp nấu sẽ được thiết kế một góc riêng và góc còn lại sẽ là nơi chế biến thức ăn.

Mẫu tủ bếp chữ U

Mẫu tủ bếp chữ U sẽ giúp cho gia chủ thoải mái ngăn tủ bếp với đa dạng công năng. Không chỉ đảm bảo được các nhu cầu nấu nướng cơ bản, kích thước tủ bếp chữ U lớn sẽ giúp bạn có thể thiết kế thêm quầy pha chế cực kỳ thú vị.

>> Xem thêm: Những lưu ý cần bỏ túi để chọn mua kệ tủ bếp đẹp

Tổng kết

Trên đây là những cách bố trí các ngăn tủ bếp sao cho khoa học và tiện lợi. Tuỳ vào mỗi loại mẫu tủ mà sẽ có cách bố trí khác nhau sao cho tối ưu nhất. 

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.



0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ hàng trốngQuay lại cửa hàng